Thương mại quốc tế không chỉ là một lĩnh vực kinh doanh mà còn là một phần không thể tách rời của sự phát triển kinh tế và xã hội trên toàn thế giới. Để hiểu rõ hơn về sự phức tạp của thương mại quốc tế, chúng ta cần tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến nó. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào Các yếu tố ảnh hưởng đến thương mại quốc tế và các yếu tố đó quyết định sự thành công trong thương mại quốc tế như thế nào.


1. Chính trị và Pháp lý:

  • Chính sách Thương mại: Các quyết định chính sách thương mại của các quốc gia có thể tạo ra cơ hội mới hoặc tạo ra rào cản cho việc giao thương quốc tế.
  • Hiệp định Thương mại: Sự ký kết các hiệp định thương mại tự do có thể mở rộng thị trường và tạo ra môi trường thương mại thuận lợi cho các doanh nghiệp.
  • Sự ổn định: Sự ổn định chính trị trong một quốc gia là yếu tố quan trọng để thu hút đầu tư và thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế.

2. Kinh tế:

  • Tình hình kinh tế toàn cầu: Biến động trong tình hình kinh tế toàn cầu có thể ảnh hưởng đến nhu cầu và khả năng mua hàng của các thị trường quốc tế.
  • Thị trường tiêu thụ: Sự phát triển của các thị trường tiêu thụ mới có thể tạo ra cơ hội mới cho thương mại quốc tế và mở rộng phạm vi kinh doanh.
  • Biến động tỷ giá: Tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng đến giá cả và lợi nhuận của các hoạt động thương mại quốc tế, tạo ra thách thức hoặc cơ hội cho các doanh nghiệp.

3. Công nghệ và Cơ sở Hạ tầng:

  • Công nghệ thông tin: Sự tiến bộ trong công nghệ thông tin và truyền thông đã tạo ra cơ hội mới cho thương mại quốc tế, từ thương mại điện tử đến quản lý chuỗi cung ứng thông minh.
  • Vận tải và Logistics: Cơ sở hạ tầng vận tải và logistics chơi một vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa chuỗi cung ứng, giảm thiểu thời gian và chi phí vận chuyển, và cung cấp dịch vụ hậu cần đáng tin cậy.


4. Văn hóa và Xã hội:

  • Đa dạng văn hóa: Sự hiểu biết và tôn trọng các nền văn hóa khác nhau là chìa khóa để thành công trong giao thương quốc tế và xây dựng mối quan hệ lâu dài với đối tác kinh doanh.
  • Trách nhiệm Xã hội Doanh nghiệp: Các doanh nghiệp ngày nay ngày càng quan tâm đến việc thực hiện các hoạt động thương mại có trách nhiệm xã hội, từ việc bảo vệ môi trường đến việc thúc đẩy công bằng xã hội và phát triển bền vững.

Kết luận:

Những yếu tố quyết định sự thành công trong thương mại quốc tế là rất đa dạng và phức tạp, đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc và linh hoạt từ các doanh nghiệp và các nhà quản lý. Bằng cách tận dụng cơ hội và đối mặt với thách thức, thương mại quốc tế có thể đóng góp vào sự phát triển kinh tế và xã hội toàn cầu. Hi vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan và chi tiết về những yếu tố quan trọng này.

Bảo Hiểm Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu. Để hạn chế tối thiểu các thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình vận tải quốc tế, đặc biệt loại hình vận tải đường biển, các đơn vị sẽ mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu.


Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là gì?

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là hình cam kết bồi thường của người bảo hiểm cho người được bảo hiểm về những tổn thất, hư hỏng của đối tượng được bảo hiểm do một rủi ro đã thoả thuận gây ra, với điều kiện là người được bảo hiểm phải trả phí bảo hiểm cho người bảo hiểm.


Đối tượng tham gia vào bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu:

- Người bảo hiểm (Insurer, Underwriter, Insurance Company): Là người thu phí bảo hiểm, nhận trách nhiệm về rủi ro và phải bồi thường cho người được bảo hiểm khi có tổn thất xảy ra trong phạm vi giá trị đã thoả thuận. Trong thực tế, người bảo hiểm thường là các công ty bảo hiểm.

Ví dụ ở Việt Nam có các công ty như Bảo Việt, Bảo Minh, Bảo Long, PJICO, PV Insurance...

- Người được bảo hiểm (Insured or Assured): Là người trả phí bảo hiểm (còn gọi là người mua bảo hiểm), là người chịu tổn thất khi có rủi ro xảy ra và là người được người bảo hiểm bồi thường. Trong thương mại quốc tế, người được bảo hiểm thường là nhà kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá.

- Đối tượng bảo hiểm (subject matter insured): Là tài sản hoặc lợi ích mang ra bảo hiểm. Trong hoạt động XNK, đối tượng được bảo hiểm là hàng hoá xuất nhập khẩu trong quá trình chuyên chở.

- Rủi ro được bảo hiểm (risk insured against): Là rủi ro đã thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Người bảo hiểm chỉ bồi thường những tổn thất do những rủi ro đã thoả thuận gây ra. Thực tế, các rủi ro này không được thể hiện trực tiếp trên hợp đồng mà được thể hiện gián tiếp qua các điều khoản tham chiếu đến nguồn điều chỉnh.

Ví dụ, tại Viện các nhà bảo hiểm London (Institute of London Underwriters), có ba điều khoản chính liên quan đến rủi ro trong vận tải biển là Điều kiện A, Điều kiện B và Điều kiện C. Điều kiện A bao gồm tất cả các rủi ro, ngoại trừ các rủi ro đặc biệt như chiến tranh, đình công,... Điều kiện B ít rủi ro hơn, còn Điều kiện C ít rủi ro nhất.

Thông thường những nhà xuất nhập khẩu luôn tham gia bảo hiểm với Điều kiện A, vì nó bảo hiểm rủi ro tốt hơn.

- Phí bảo hiểm (insurance premium): Là khoản tiền người được bảo hiểm trả cho người bảo hiểm để có quyền lợi bảo hiểm. Đây là khoản tiền không truy đòi, nghĩa là cho dù tổn thất không xảy ra, thì người được bảo hiểm cũng không có quyền đòi lại khoản tiền này. Vì trong số những người tham gia mua bảo hiểm, chỉ có một số ít người gặp rủi ro và chịu tổn thất được người bảo hiểm bồi thường, do đó phí bảo hiểm thường là một số tiền rất nhỏ so với số tiền được bảo hiểm.

- Giá trị bảo hiểm (insured value): Là giá trị của đối tượng được bảo hiểm.
Ví dụ: Tổng trị giá lô hàng, tài sản...

- Số tiền bảo hiểm (insured amount): Là số tiền bảo hiểm. Trong trường hợp giá trị bảo hiểm lớn, thì phí bảo hiểm có thể vượt quá khả năng tài chính của khách hàng. Do đó, khách hàng có thế quyết định số tiền bảo hiểm chỉ là một phần của giá trị bảo hiểm.

2.Tại sao phải bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu 

Trong quá trình vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu (chủ yếu bằng đường biển), người kinh doanh xuất nhập khẩu phải mua bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vì các lý do sau đây:

- Hàng hóa vận chuyển bằng đường biển thường gặp rủi ro có thể gây ra tổn thất, hư hỏng. mất mát về hàng hoá như tàu bị mắc cạn, đắm, đâm va nhau, cháy, nổ. mất tích, không giao hàng....

- Theo tập quán vận tải quốc tế, trách nhiệm của người vận tải là rất hạn chế, hơn nữa việc khiếu nại đòi người vận tải bồi thường rất phức tạp, khó khăn và kéo dài.

- Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu là biện pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả, bảo vệ và tạo tâm lý an toàn đối với nhà kinh doanh.

Vì vậy, trong hợp đồng ngoại thương, một nội dung cần được quy định giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu là: "Ai là người chịu trách nhiệm mua bảo hiểm hàng hoá?” trong quá trình chuyên chở từ nơi nhà xuất khẩu đến nơi nhà nhập khẩu.

Trong thực tế, theo thoả thuận nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu phải chịu trách nhiệm mua bảo hiểm hàng hoá cho toàn bộ hành trình chuyên chở.

Ví dụ, nếu thỏa thuận điều kiện giao hàng là FOB hay CFR, thì nhà nhập khẩu phải chịu trách nhiệm mua bảo hiểm cho hàng hóa kể từ thời điểm nhà xuất khẩu giao hàng lên tàu cho tới nơi đến cuối cùng của hàng hoá; hoặc nếu thỏa thuận điều kiện giao hàng là CIF, thì nhà xuất khẩu phải chịu trách nhiệm mua bảo hiểm hàng hóa từ khi giao hàng cho tới nơi đến cuối cùng của hàng hoá.

Tuy nhiên, nhà xuất khẩu và nhập khẩu cũng có thể thỏa thuận điều kiện giao hàng là CIP (carriage and Insurance paid to named destination), tức nhà xuất khẩu chỉ chịu chi phí vận chuyển và bảo hiểm hàng hoá đến một nơi nhất định theo thỏa thuận, trách nhiệm còn lại do nhà nhập khẩu chịu. Để biết thêm về trách nhiệm của từng bên trong từng điều kiện thương mại.

3.Các loại chứng từ bảo hiểm hàng hóa

Cho dù nhà xuất khẩu hay nhà nhập khẩu chịu trách nhiệm mua bảo niệm, thì quy tắc và nội dung bảo hiểm là không thay đổi. Sau đây ta xét trường hợp nhà xuất khẩu chịu trách nhiệm mua bảo hiểm là như thế nào.

Khi nhà XK bán hàng một cách thường xuyên, anh ta thường ký một Hợp đồng bảo hiểm bao (open policy, floating policy, open cover) để bảo hiểm cho tất cả các lô hàng xuất khẩu tại bất cứ thời điểm nào trong một thời hạn nhất định (thường là một năm) theo các điều kiện và điều khoản như đã thoả thuận trước.

Mỗi lần giao hàng, nhà xuất khẩu lập tờ khai về các chỉ tiêu liên quan đến lô hàng và trả phí bảo hiểm. Trên cơ sở tờ khai, công ty bảo hiểm sẽ phát hành một Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate) hoặc công ty bảo hiểm ký xác nhận vào tờ khai (Declaration under an open cover) và trao cho khách hàng.

Ưu điểm của hệ thống bảo hiểm bao là tránh được việc phải thỏa thuận lại các điều kiện về bảo hiểm đối với mỗi lần giao hàng và tránh được việc phải phát hành một hợp đồng bảo hiểm riêng biệt cho từng chuyến hàng có chi phí rất cao.

Nếu nhà xuất khẩu bán hàng không thường xuyên, từng lần riêng biệt, thì mỗi lần giao hàng phải thỏa thuận với công ty bảo hiểm về các điều kiện bảo hiểm cho lô hàng đó để được công ty bảo hiểm phát hành cho một bảo hiểm đơn (insurance policy). bảo hiểm đơn gồm hai mặt, mặt trước ghi những điều khoản cơ bản và thông tin về hàng hoá tham gia bảo hiểm, mặt sau ghi đầy đủ các điều kiện và điều khoản của một hợp đồng bảo hiểm, do đó nếu có kiện tụng, tòa án chỉ cần căn cứ vào bảo hiểm đơn để xét xử chứ không cần đến hợp đồng bảo hiểm. _

Điều chú ý là, Phiếu bảo hiểm (Cover Note) không phải là chứng từ bảo hiểm, vì nó không phải là hợp đồng hay giấy chứng nhận bảo hiểm do công ty bảo hiểm phát hành, mà chỉ đơn thuần là một tờ giấy xác nhận bảo hiểm do người môi giới bảo hiểm phát hành; do đó, không thể dùng phiếu bảo hiểm để khiếu nại đòi tiền bồi thường người bảo hiểm được.

Bảo hiểm đơn hay Giấy chứng nhận bảo hiểm?

Hiện nay, ở nhiều nước người mua bảo hiểm muốn kiện công ty bảo hiểm trước toà án về việc không bồi thường tiền bảo hiểm phải có bảo hiểm đơn, điều này hàm ý chỉ riêng giấy chứng nhận bảo hiểm là chưa đủ bằng chứng pháp lý để tiền hành kiện công ty bảo hiểm trước toà án. Nghĩa là, về mặt pháp lý Giấy chứng nhận bảo hiểm không có giá trị bằng bảo hiểm đơn vì nó có những mặt hạn chế khi ra trước toà án.

Vì vậy, một số người cho rằng khi mua bảo hiểm nhất thiết phải yêu cầu công ty bảo hiểm cấp một bảo hiểm đơn thì mới chắc chắn. Tuy nhiên, thực tế điều này là không quan trọng và không cần thiết, bởi vì mỗi lần cấp bảo hiểm đơn rất tốn kém, hơn nữa khi có tổn thất xảy ra, người được bảo hiểm chi cần xuất trình giấy chứng nhận bảo hiểm là được công ty bảo hiểm bồi thường. Chừng nào công ty bảo hiểm không bồi thường một cách hợp pháp, có thể là do phá sản hoặc có tranh chấp xảy ra phải cần đến toà án giải quyết thì lúc đó mới cần đến bảo hiểm đơn.

Trong thực tế, những tình huống này rất hiểm khi xảy ra, do đó các bên có liên quan cũng chấp nhận Giấy chứng nhận bảo hiểm như là bảo hiểm đơn, nghĩa là cả hai loại chứng từ bảo hiểm này được coi là có giá trị như nhau.

Tóm lại, qua phân tích cho thấy, bảo hiểm đơn hay Giấy chứng nhận bảo hiểm là những chứng từ do Công ty bảo hiểm cập cho người được bảo hiểm, có các tác dụng chính sau đây:

- Xác nhận đã ký kết một hợp đồng bảo hiểm với các điều kiện và điều khoản của hợp đồng.

- Xác nhận việc người được bảo hiểm trả phí còn người bảo hiểm thu phí, do đó nó thừa nhận rằng hợp đồng bảo hiểm đã có hiệu lực.

- Là chứng từ cần thiết để khiếu nại tiền bồi thường bảo hiểm khi có rủi ro xảy ra gây tổn thất cho hàng hoá.

Nợ thuế xuất nhập khẩu sẽ giảm mạnh. Mặc dù nợ thuế liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) năm 2019 chỉ tương đương 1,9% tổng số thu ngân sách nhà nước từ hoạt động này, nhưng ông Lưu Mạnh Tưởng, Cục trưởng Cục Thuế XNK (Tổng cục Hải quan) cho biết, số nợ thuế XNK tiếp tục giảm mạnh khi ngành hải quan thực hiện Nghị quyết 94/2019/QH14 vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8.

PV. Năm 2020, ngành tài chính quyết tâm giảm tỷ lệ nợ đọng thuế xuống tối đa 5% tổng số thu ngân sách nhà nước. Trong lĩnh vực XNK, tình hình nợ đọng thế nào, thưa ông?

Ông Lưu Mạnh Tưởng, Cục trưởng Cục Thuế XNK, Tổng cục Hải quan
Ông Lưu Mạnh Tưởng, Cục trưởng Cục Thuế XNK, Tổng cục Hải quan

Ông Lưu Mạnh Tưởng, Cục trưởng Cục Thuế XNK, Tổng cục Hải quan. Tính đến cuối năm 2018, số nợ do ngành hải quan quản lý là 5.289 tỷ đồng, giảm 1,45% so với thời điểm cuối năm 2017. Trong đó, tiền thuế nợ có khả năng thu là 1.374 tỷ đồng; nợ đang chờ xử lý là 100 tỷ đồng; tiền thuế nợ không còn khả năng thu là 3.815 tỷ đồng, chiếm trên 72% tổng nợ của toàn cơ quan hải quan quản lý, trong đó 43,4% các khoản nợ khó thu phát sinh trước thời điểm Luật Quản lý thuế năm 2012 có hiệu lực.
Năm 2019, chúng tôi hạn chế tối thiểu nợ thuế phát sinh, đồng thời tăng cường các biện pháp thu hồi nợ đọng nên tổng số nợ thuế ở mức dưới 1,9% tổng số thu do ngành hải quan quản lý.
Theo quy định hiện hành, chủ hàng phải nộp thuế mới được thông quan, giải phóng hàng (trừ trường hợp được bảo lãnh), tại sao vẫn xảy ra nợ thuế XNK?
Nợ thuế của ngành hải quan là do lưu cữu từ các năm trước để lại. Nguyên nhân là trước đây, nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp, nên Nhà nước cho phép nợ thuế XNK. Đến ngày 1/7/2007, thực hiện Luật Quản lý thuế năm 2006 vẫn cho phép nợ thuế (trừ hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu), như hàng hóa xuất khẩu được nợ thuế 30 ngày; hàng hóa nhập khẩu là vật tư, nguyên liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu được nợ thuế tới 275 ngày; hàng hoá tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập được nợ thuế 15 ngày; hàng hóa nhập khẩu khác được nợ thuế 30 ngày.
Lợi dụng kẽ hở này, không ít doanh nghiệp đã chây ỳ, thậm chí bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh. Ngoài ra, cũng có nhiều doanh nghiệp sau khi xuất khẩu, nhập khẩu được nợ thuế gặp khó khăn về tài chính, nên không có nguồn để thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
Chính vì vậy, Luật Quản lý thuế năm 2012 chỉ cho phép nợ thuế 275 ngày đối với hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu, nhưng doanh nghiệp phải đáp ứng nhiều điều kiện rất khắt khe, còn lại doanh nghiệp chỉ được thông quan, giải phóng hàng khi đã nộp tất cả các loại thuế, phí liên quan đến XNK (trừ trường hợp được bảo lãnh). Vì thế, nợ thuế do ngành hải quan quản lý giảm hẳn.
Số thuế có khả năng thu do ngành hải quan quản lý vẫn rất lớn, 1.374 tỷ đồng (tính đến 31/1/2018) trong khi 7 biện pháp cưỡng chế, cơ quan hải quan gần như chỉ có biện pháp duy nhất là dừng làm thủ tục hải quan. Thực ra biện pháp này ít hiệu quả, vậy làm cách nào để thu hồi số thuế nợ đọng?
Nếu chỉ áp dụng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với doanh nghiệp nợ thuế thì đúng là không hiệu quả vì doanh nghiệp nợ thuế vẫn hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước, nằm ngoài phạm vi kiểm soát của cơ quan hải quan và khi cần xuất khẩu hoặc nhập khẩu thì họ thông qua doanh nghiệp khác. Chính vì vậy, chúng tôi áp dụng cả 7 biện pháp để thu hồi nợ thuế như thực hiện tra soát tài khoản ngân hàng đối với doanh nghiệp nợ thuế và yêu cầu ngân hàng nơi doanh nghiệp nợ thuế mở tài khoản phải trích tài khoản của doanh nghiệp nộp vào ngân sách nhà nước.

Dừng làm thủ tục hải quan nếu doanh nghiệp vẫn chây ỳ. Chúng tôi thông báo với cơ quan thuế để thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp dừng hóa đơn, đề nghị cơ quan kế hoạch - đầu tư thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề. Thậm chí, chúng tôi đã sử dụng biện pháp mạnh là  kê biên tài sản, tịch thu và tổ chức bán đấu giá tài sản để thu hồi nợ.
Thưa ông, trong khi ngành thuế liên tục công bố danh tính doanh nghiệp nợ thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng, biện pháp này khá hiệu quả, nhưng dường như cơ quan hải quan ít thấy sử dụng biện pháp này?
Cơ quan thuế là quản lý thuế trên địa bàn từng địa phương, vì vậy hằng tháng cục thuế các địa phương, đặc biệt là Cục Thuế Hà Nội, Cục thuế TP. Hồ Chí Minh đăng danh tính doanh nghiệp nợ thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng. Biện pháp này đúng là khá hiệu quả trong việc thu hồi thuế nội địa. Trong khi đó, hải quan quản lý thuế của doanh nghiệp trên địa bàn toàn quốc, không phân biệt địa phương nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở, nên đăng thông tin trên các phương tiện thông tin ở địa phương hiệu quả không cao.
Đột phá trong quản lý nợ thuế là việc thực hiện khoanh nợ, xóa nợ theo Nghị quyết 94/2019/QH14. Thưa ông, triển khai Nghị quyết này, nợ thuế XNK chắc chắn sẽ giảm mạnh?
Đúng thế, như tôi đã nói, nợ thuế XNK chủ yếu là do nợ cũ không khoanh, không xóa được, nên cứ mỗi ngày qua đi nợ sẽ phát sinh do tính tiền chậm nộp. Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt đối với doanh nghiệp không có khả năng nộp ngân sách nhà nước chắc chắn nợ thuế do ngành hải quan quản lý sẽ giảm mạnh.
Ngay sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết 94/2019/QH14, Tổng cục Hải quan đã yêu cầu các cục hải quan tập hợp hồ sơ thuộc đối tượng được xóa nợ, khoanh nợ và thực hiện khoanh nợ, xóa nợ theo đúng quy định.
Trân trọng cảm ơn ông!

Sáng tạo của những "vua" xuất khẩu nông sản. Mùa dịch khiến xuất khẩu gặp khó nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn nỗ lực sáng tạo, tung sản phẩm mới đến những thị trường khó tính

Biến vỏ cà phê thành sản phẩm cao cấp có giá gần 100 USD/kg; kéo dài thời gian tươi ngon cho đặc sản vải Bắc để có thể vượt biển đến Mỹ, Nhật Bản; đưa tỏi Việt sang Mỹ giữa lúc gia vị Trung Quốc kém cạnh tranh ở xứ cờ hoa. Đó là sự nỗ lực không nhỏ của những tên tuổi lớn trong xuất khẩunông sản Việt.
Biến "rác" thành đặc sản cao cấp
Cầm trên tay gói trà Cascara Blue Son La được thiết kế đẹp, trang nhã, ông Phan Minh Thông, Tổng Giám đốc Công ty CP Phúc Sinh (TP HCM), không giấu vẻ tự hào khi giới thiệu sản phẩm đã được đối tác ở châu Âu mua với giá 99 USD/kg để bán lẻ tại các chuỗi trà - cà phê. "Trong nước, công ty bán trà Cascara Blue Son La chỉ 150.000 đồng/100 g để người Việt được thưởng thức. Nhiều người uống thấy ngon đã quay lại mua tiếp" - ông Thông khoe.
Tổng giám đốc này tiết lộ Cascara thực ra là trà được làm từ vỏ cà phê, vốn là thứ dân mình thường vứt đi. Một lần tình cờ gặp loại trà này được bán ở Mỹ với giá rất cao làm ông tò mò và tìm hiểu cách làm vì nguyên liệu này công ty ông có sẵn. Sau hơn 1 năm mày mò, thử nghiệm, cuối cùng công ty cũng làm ra Cascara và được đối tác đặt mua lô đầu tiên vào tháng 4 vừa qua, ngay lúc cao điểm dịch Covid-19.

Nhờ công nghệ bảo quản mới giúp quả vải tươi đến 45 ngày, có thể xuất khẩu bằng đường tàu biển. Ảnh: AN NA
Theo ông Thông, để làm được Cascara, nguyên liệu cà phê phải được trồng ở vùng đất cao hơn 1.000 m so với mực nước biển, là loại cà phê Arabica và quả hái từng trái khi chín 100% thay vì tuốt cành. Năm đầu tiên, Công ty CP Phúc Sinh sản xuất được 500 kg trà Cascara, trong đó, 200 kg để xuất khẩu và 300 kg dành cho thị trường nội địa. Tuy nhiên, khả năng sản xuất tối đa của Cascara Blue Son La chỉ 2 tấn/năm vì vùng nguyên liệu tại Sơn La có hạn. "Sản lượng hạn chế là một trong những yếu tố làm nên giá trị của sản phẩm đặc biệt này" - ông Thông nhấn mạnh.
Công ty CP Phúc Sinh là doanh nghiệp (DN) xuất khẩu hồ tiêu số 1 và tốp 10 về xuất khẩu cà phê của Việt Nam nên ông chủ Phan Minh Thông được mệnh danh là "vua hồ tiêu Việt Nam". Theo ông Thông, sau thời gian dài chuyên xuất khẩu nguyên liệu, công ty chủ động mở rộng sang chế biến sâu từ năm 2016 để sản phẩm có giá trị gia tăng cao. "Tôi từ chối làm hàng gia công mà tập trung phát triển sản phẩm mang thương hiệu công ty để xuất khẩu và cả bán tại nội địa" - "vua hồ tiêu" nói.
Ngoài Cascara, công ty còn tung nhiều sản phẩm mới trong mùa dịch như: tiêu hồng sấy lạnh, tiêu xanh sấy lạnh, xốt tiêu xanh... để giúp người tiêu dùng có sản phẩm chất lượng cao, tiện dụng. Nhờ sáng tạo, đổi mới không ngừng mà mùa dịch, DN vẫn tăng trưởng trong xuất khẩu giữa lúc nhiều DN bị giãn thời gian giao hàng.
Trái vải tươi giữ được hơn 1 tháng
Với mặt hàng vải tươi, năm 2015, loại đặc sản này được Mỹ cấp phép nhập khẩu mùa đầu tiên nhưng sản lượng xuất khẩu thực tế đến năm 2019 vẫn rất hạn chế. Ngay cả DN của "ông vua" xuất khẩu trái cây tươi sang Mỹ là Vina T&T Group cũng chỉ đưa được 1 tấn trái vải sang thị trường này nhưng không thành công. Nguyên nhân được ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng Giám đốc Vina T&T Group, chỉ ra là do Việt Nam chưa có công nghệ bảo quản, quả vải từ khi hái đến lúc hỏng chỉ từ 7-10 ngày. Vì thế, DN phải đưa hàng từ vùng nguyên liệu phía Bắc vào nhà máy sơ chế, đóng gói, chiếu xạ phía Nam bằng máy bay rồi tiếp tục đưa hàng sang Mỹ cũng bằng máy bay khiến giá thành đội lên rất cao, kém cạnh tranh tại Mỹ. "Sau nhiều năm tìm kiếm, thử nghiệm, năm nay Vina T&T Group tự tin với công nghệ bảo quản vải tươi kéo dài đến 45 ngày nên có thể yên tâm đưa hàng vào Nam bằng đường bộ, xử lý rồi xuất sang Mỹ bằng tàu biển với giá cước chỉ bằng 1/36 đường hàng không" - ông Tùng cho hay.
Doanh nhân chuyên xuất khẩu trái cây tươi sang Mỹ nói thêm tại Mỹ, trái vải trồng ở bang Florida mất mùa, mùa vải Trung Quốc hết sớm nên hàng Việt Nam đang "sốt", được người tiêu dùng săn lùng rất nhiều. Do đó, Vina T&T Group kỳ vọng trái vải Việt Nam đưa sang sẽ bán chạy nên đặt mục tiêu xuất khẩu 100 tấn sang Mỹ mùa này.
Cũng là mặt hàng trái vải tươi nhưng trường hợp này là xuất khẩu sang Nhật. Cụ thể, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu (Bến Tre), cũng là một trong những DN tốp đầu về xuất khẩu trái cây tươi, sẽ đưa lô trái vải tươi đầu tiên sang Nhật trong vài ngày tới. Tuy nhiên, quy định của thị trường Nhật lại khác hoàn toàn Mỹ. Trong khi Mỹ yêu cầu chiếu xạ thì Nhật lại đòi xử lý xông hơi khử trùng bằng hóa chất methyl bromide - một công nghệ mới hoàn toàn.
Theo bà Ngô Tường Vy, phó giám đốc DN này, dịch Covid-19 ảnh hưởng rất lớn đến việc chuẩn bị do đi lại khó khăn. "Tuy nhiên, cán bộ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Bảo vệ thực vật, Viện Cơ - Điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch, UBND tỉnh Bắc Giang… cùng DN đã cố gắng làm việc cật lực, không nghỉ cuối tuần, thậm chí lễ 30-4, 1-5 cũng làm để kịp tiến độ. Chúng tôi được hỗ trợ công nghệ bảo quản từ Viện Cơ - Điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch cùng bí quyết riêng nên có thể bảo quản trái vải tươi theo quy định của thị trường Nhật từ 21-30 ngày. Do đó, sẽ xuất khẩu phần lớn trái tươi sang Nhật bằng vận chuyển đường tàu biển với sản lượng dự kiến khoảng 100 tấn" - bà Vy thông tin.
Theo bà Vy, mục tiêu của DN với thị trường Nhật là xây dựng hình ảnh, thương hiệu trái vải Việt Nam tại đây nên chưa đặt vấn đề lợi nhuận. Tuy vậy, với nông dân liên kết, DN cam kết thu mua trái vải với giá không thấp hơn 25.000 đồng/kg, để bà con yên tâm trồng trọt và tuân thủ các quy định của thị trường Nhật.
Cơ hội xuất khẩu gia vị sang Mỹ
Ông Nguyễn Đình Tùng cho hay Vina T&T Group đang phát triển thêm mặt hàng tỏi lột, gừng..., kỳ vọng bù đắp sự sụt giảm của xuất khẩu vú sữa, chôm chôm... do cước vận chuyển hàng không mùa dịch tăng gần gấp 2 lần. Trước mắt, lô tỏi lột Việt Nam đầu tiên với số lượng 15 tấn đang chuẩn bị xuống tàu sang Mỹ. Trước đây, các loại gia vị Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường Mỹ nhưng nay thuế nhập khẩu quá cao nên các nhà nhập khẩu Mỹ tìm kiếm nguồn cung mới từ Việt Nam.
NGỌC ÁNH
Cụ thể hóa hoạt động quản lý rủi ro nghiệp vụ hải quan và tuân thủ của doanh nghiệpTổng cục Hải quan đang tiến hành lấy ý kiến trong ngành Hải quan để hoàn thiện quy trình hướng dẫn, thực hiện Thông tư 81/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.



Lãnh đạo Cục Quản lý rủi ro hải quan (Tổng cục Hải quan) cho biết, đơn vị đang tiến hành lấy ý kiến của cục hải quan các tỉnh thành phố..., hoàn thiện quy trình hướng dẫn, thực hiện Thông tư 81/2019/TT-BTC (TT 81 - có hiệu lực từ ngày 1/1/2021) để Tổng cục Hải quan phê duyệt ban hành nhằm đảm bảo thực hiện thống nhất.

Cụ thể, quyết định hướng dẫn TT 81 tập trung hướng dẫn toàn ngành thực hiện các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro như: thu thập, xử lý thông tin; quản lý, đánh giá tuân thủ, phân loại mức độ rủi ro đối với người khai hải quan; hỗ trợ nâng cao mức độ tuân thủ và khuyến khích người khai hải quan tự nguyện tuân thủ; quy trình kỹ thuật phân tích đánh giá rủi ro, xác định trọng điểm trong hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh; quy trình xây dựng kế hoạch, chuyên đề kiểm soát rủi ro, hồ sơ rủi ro, danh mục hàng hóa rủi ro..., đảm bảo việc phân loại, đánh giá doanh nghiệp (DN) tuân thủ.

Để đạt hiệu quả trong việc triển khai TT 81, cơ quan hải quan tập trung xây dựng Hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) áp dụng tiêu chí đánh giá tuân thủ, phân loại mức độ rủi ro đối với người khai hải quan theo quy định tại TT 81.

Theo đó, hệ thống sẽ đáp ứng việc đánh giá tuân thủ không chỉ đối với người khai hải quan là DN xuất nhập khẩu mà bao gồm cả DN cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế, DN cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế; chủ phương tiện, người được chủ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh ủy quyền.

Ngoài ra, Hệ thống CNTT còn có các chức năng cho phép công khai kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật của người khai hải quan cho cộng đồng DN. Lợi ích của DN ở đây là có thể tra cứu để biết được DN đang được cơ quan hải quan đánh giá tuân thủ ở mức nào. DN có thể phản hồi, phối hợp với cơ quan hải quan trong việc cung cấp thông tin, được cơ quan hải quan hỗ trợ nâng cao mức độ tuân thủ./.

Ngọc Linh

Thị trường ôtô nhập chuẩn bị “ngập” vì xe Sau 2 tháng “khô hạn”,. Trong khi lô hàng 2.000 ôtô nhập khẩu của Honda đang xếp hàng ở cảng chờ thông quan, một lô hàng khác hiệu Volvo nhập khẩu cũng vừa cập cảng. Bên cạnh đó, một số liên doanh như General Motors cho biết đã có giấy chứng nhận xuất xưởng (VTA) và sẽ sớm đưa xe về nước.
Theo nguồn tin từ Tổng cục Hải quan, một lô xe khoảng 80 chiếc Volvo mới cập cảng Hiệp Phước, TP. Hồ Chí Minh.
Lô xe trên được nhập khẩu từ Thụy Điển và không thuộc diện hưởng thuế ưu đãi 0% như lô 2.000 xe của Honda. Số xe này ngoài thuế Tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT còn phải chịu mức thuế suất thuế nhập khẩu 70%.
Trước đó, ngày 1.3.2018, lô ôtô Honda nhập khẩu từ Thái Lan gồm trên 2.000 chiếc cũng cập cảng Hiệp Phước với 4 mẫu xe Jazz, Accord, CR-V và Civic trong đó, 1.054 chiếc đã được dỡ xuống cảng SCPT - Hiệp Phước để làm thủ tục thông quan, phân phối tại phía Nam. Số còn lại đã được vận chuyển ra cảng Đình Vũ (Hải Phòng). Lô xe này được hưởng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0%; thuế tiêu thụ đặc biệt 35-40% và thuế GTGT 10%.
Ngoài các lô xe trên, tại cảng Hiệp Phước hiện còn 2 lô xe ôtô khoảng 60 chiếc nhập khẩu từ Đức trong tháng 1.2018 và cũng đang nằm chờ thông quan trong khi giải quyết các thủ tục giấy tờ theo quy định của Nghị định 116.
Bên cạnh đó, một số hãng xe cho biết đã có giấy chứng nhận xuất xưởng (VTA) và đang rục rịch chuẩn bị đưa xe về nước.
Việc hàng nghìn xe đã và sẽ được đưa về nước sẽ làm thay đổi đáng kể thị trường xe nhập vốn bị “khô hạn” trong 2 tháng trở lại đây. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan tính tới ngày 28.2, cả nước nhập 28 chiếc xe du lịch dưới 9 chỗ ngồi trở xuống với kim ngạch hơn 954.000 USD, giá trung bình 775 triệu đồng/chiếc trong đó 2 tuần sau Tết không có xe tải hay xe du lịch về nước mà chỉ có xe chuyên dụng.
Theo KH
Lao động

Việt Nam nhập khẩu mặt hàng gì nhiều nhất đầu năm 2018?. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 2-2018, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất, với tổng giá trị 2,6 tỉ USD.

Theo số liệu mà Tổng cục Hải quan vừa công bố, trong tháng 2-2018, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam ước đạt 25,9 tỷ USD, giảm 35,7% so với tháng 1-2018. Cán cân thương mại hàng hóa ước tính thặng dư 900 triệu USD.


Tháng 2-2018, Việt Nam chi 2,6 tỉ USD để nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện . Ảnh minh họa
Trong tháng thứ hai của năm 2018, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là mặt hàng được Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất , với giá trị ước tính 2,6 tỉ USD. Tiếp đó là máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng với trị giá 2 tỉ USD; điện thoại các loại và linh kiện với trị giá 750 triệu USD,…
Về xuất khẩu, điện thoại các loại và linh kiện là mặt hàng đứng đầu với trị giá ước tính 2,7 tỉ USD. Tiếp đó là hàng dệt may với ước tính đạt 1,8 tỉ USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với trị giá 1,6 tỉ USD,…
Từ 16-1 đến 15-2, toàn ngành Hải quan đã chủ trì, phối hợp, phát hiện, bắt giữ, tổng số 857 vụ việc vi phạm, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính hơn 5 tỉ đồng; số thu ngân sách nhà nước đạt 7 tỉ 128 triệu đồng.

Điển hình như ngày 26-1, Đội Kiểm soát Hải quan số 1, Cục Hải quan Quảng Ninh chủ trì, phối hợp với các lực lượng Công an, Kiểm lâm Quảng Ninh tuần tra, kiểm soát, phát hiện một đối tượng có hành vi vận chuyển sản phẩm từ động vật hoang dã. Tang vật thu giữ gồm 316 kg vẩy động vật (nghi vẩy Tê tê), trị giá ước tính khoảng 1,2 tỉ đồng.

Hay như ngày 27-1, Chi cục Hải quan cửa khẩu Xa Mát,Cục Hải quan Tây Ninh chủ trì, phối hợp với Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Xa Mát qua kiểm tra, giám sát phát hiện 01 đối tượng nhập cảnh từ Campuchia vào Việt Nam mang theo tiền tệ vượt định mức 9.790 USD và 96.890.000 Riel (tiền Campuchia) không khai báo hải quan. Tổng giá trị quy đổi sang đồng Việt Nam tương đương khoảng 772,323 triệu đồng.

Theo Tuyến Phan
Pháp luật Tp Hồ Chí Minh

LIEN ANH CORP

Vận tải hàng không

Vận tải đường biển

Dịch vụ khai hải quan

Dịch vụ ủy thác XNK

Gửi hàng nhanh

Vận tải nội địa

Cơ hội giao thương

Cơ hội giao thương

Tư vấn xuất nhập khẩu

Tuyển dụng

Được tạo bởi Blogger.

Arena Seaside Cam Ranh-Khu nghỉ dưỡng 5* Bãi Dài

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

HOTLINE / ZALO
0932 706 990

THỦ TỤC HẢI QUAN
0903 687 383

VẬN CHUYỂN QUỐC TẾ - XUẤT NHẬP
0985 401 423

VẬN CHUYỂN NỘI ĐỊA
0903 687 383

CHỨNG NHẬN C/O - KIỂM DỊCH
0348 167 467

Email
thonglv@lienanhcorp.com

DỊCH VỤ KHAI THUÊ HẢI QUAN

BÀI VIẾT XEM NHIỀU

FACEBOOK LIEN ANH

VẬN CHUYỂN HÀNG NHANH

VẬN CHUYỂN HÀNG NHANH

TAGS

Nghiệp vụ xnknghiệp vụ xnk,hợp đồng ngọai thương, thanh tóan quốc tế, vận tải quốc tế, nghiệp vụ hải quan xnk, chứng từ xnk, bảo hiểm xnk, thị trường xnk, hội chợ quốc tế Dịch vụ vận chuyên hàng nhanhvận chuyển hàng nhanh quốc tế, gửi hàng nhanh, giao hàng nhanh Dịch vụ vận chuyên hàng nhanhvận chuyển hàng nhanh quốc tế, gửi hàng nhanh, giao hàng nhanh, xuất hàng,chuyển hàng nhanh, kinh doanh xuất khẩu Thủ tục hải quantư vấn thủ tục hải quan, thủ tục CO, dịch vụ khai thuê hải quan, thủ tục thông quan,thủ tục nhập hàng, thủ tục xuất hàng,đại lý khai thuê hải quan, dịch vụ logistics, dịch vụ khai hải quan nhanh Dịch vụ vận chuyển đường bộvận chuyển đường bộ,vận chuyển container, thủ tục hải quan, thu tuc hai quan, khai thue hai quan, dich vu thong quan hang nhap, dai ly hải quan, dai ly hai quan Dịch vụ vận chuyển đường biểnvận chuyển đường biển, vận chuyển quốc tế bằng đường biển,công ty vận chuyển quốc tế, giá cước vận chuyển quốc tế Đặt phòng khách sạn Nha Trangthuê khách sạn nha trang, thuê khách sạn cam ranh, resort bãi dài cam ranh nha trang, arena resort, khách sạn biển nha trang, căn hộ nghỉ dưỡng nha trang, book phòng khách sạn giá tốt nha trang, khách sạn view biển cam ranh, du lịch nha trang, khám phá du lịch Cam Ranh, khách sạn giá rẻ nha trang, khách sạn view đẹp nha trang